ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THÍCH NGHI VÀ HỘI NHẬP TOÀN CẦU HÓA GIÁO DỤC: ĐIỂN HÌNH VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO VIỆT PHÁP (PFIEV)

Các tác giả

  • NGUYỄN QUANG VINH
  • TRẦN ĐAN TÂM
  • LÊ THỊ MỸ

Từ khóa:

toàn cầu hóa giáo dục, kỹ sư chất lượng cao, mô hình đào tạo, chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV)

Tóm tắt

Nguồn nhân lực luôn là tâm điểm của phát triển xã hội. Đứng trước đòi hỏi của công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Việt Nam có những nỗ lực trong việc đi tìm triết lý mới và động lực mới cho việc nâng cao một cách căn bản chất lượng đào tạo kỹ sư. Với tư liệu có sẵn và kết hợp với các khảo sát định lượng và định tính, bài viết cung cấp thông tin về những tiến trình kinh tế - xã hội toàn cầu đã thúc đẩy và chế ước quá trình toàn cầu hóa giáo dục; đồng thời gợi ra những cơ hội mới và thách thức mới cần xử lý trong quá trình thích nghi, hội nhập tiến trình toàn cầu hóa giáo dục ở Việt Nam. Điển hình về chủ đề đổi mới đào tạo kỹ sư, Chương trình Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV) – một thử nghiệm khá thành công ở cấp độ hai nhà nước -  là dấu hiệu tích cực ban đầu của mối quan hệ hợp tác và đối thoại đa dạng với hệ thống giáo dục và công nghệ thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Đã Xuất bản

12-10-2023

Cách trích dẫn

NGUYỄN QUANG VINH, TRẦN ĐAN TÂM, & LÊ THỊ MỸ. (2023). ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THÍCH NGHI VÀ HỘI NHẬP TOÀN CẦU HÓA GIÁO DỤC: ĐIỂN HÌNH VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO VIỆT PHÁP (PFIEV). Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (12 (292), 34–46. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/185

Số

Chuyên mục

KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC