Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh <p align="justify">Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển hơn 35 năm. Tạp chí là cơ quan ngôn luận của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, là một tạp chí nghiên cứu đa ngành có uy tín trong giới nghiên cứu, được tính điểm theo quy định của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Đến nay Tạp chí đã xuất bản được hơn 300 kỳ, được phát hành rộng rãi trong nước và quốc tế.</p> vi-VN Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh 1859-0136 PHỤ NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX: SỰ CHUYỂN BIẾN VỊ THẾ VÀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/517 <p><em>Những thập niên đầu thế kỷ XX, chính sách cai trị và khai thác thuộc địa của Pháp tại Nam Bộ, cùng với những ảnh hưởng của tư tưởng, phong trào xã hội trên thế giới có tác động đến đời sống con người vùng đất này. Cụ thể, chính sách giáo dục của Pháp dành cho nữ giới, sự ra đời của báo chí quốc ngữ, đặc biệt là dòng báo chí phụ nữ ở Nam Bộ đã mang đến cho phụ nữ vị thế mới. Dựa vào nguồn tư liệu tổng hợp, báo chí quốc ngữ (Nữ Giới Chung, Phụ Nữ Tân Văn), bài viết phân tích những biến đổi về vị thế, hoạt động báo chí của phụ nữ Nam Bộ. Từ sự chuyển biến vị thế, đến tham gia truyền thông trên báo chí, xuất bản… đã góp phần tạo dựng hình ảnh phụ nữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX vượt thoát khuôn định của xã hội cũ. Bên cạnh đó, từ những nhận thức mới dẫn đến sự chủ động hoạt động truyền thông, tương tác xã hội của phụ nữ Nam Bộ còn là sự tham gia vào chủ đề nữ quyền, giới và hội nhập.</em></p> NGUYỄN THỊ TRÚC BẠCH HUỲNH VĨNH PHÚC Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 34 44 DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ TÂM LINH VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH: TRƯỜNG HỢP HẦU ĐỒNG VÀ KAGURA http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/518 <p><em>Nghi lễ Hầu đồng và nghi lễ (múa) Kagura đều là những di sản văn hóa độc đáo, lưu giữ giá trị tâm linh và bản sắc dân tộc của Việt Nam và Nhật Bản.&nbsp;Qua phân tích, sự kết hợp giữa diễn xuất các nghi lễ tâm linh này với phát triển du lịch, trong đó, phương pháp tiếp cận đa chiều được sử dụng trong phân tích đối sánh hai trường hợp cụ thể nghi lễ hầu đồng và nghi lễ Kagura, bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa việc biểu diễn nghi lễ tâm linh và phát triển du lịch tại địa phương Nhật Bản mà Việt Nam có thể tham khảo.</em></p> TRỊNH LÊ ANH ỨNG NGUYỄN THẢO HẰNG Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 45 61 NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/519 <p><em>Hiện có khoảng gần 10.000 người Chăm Islam sinh sống ở TPHCM góp phần tạo nên sự đa dạng về văn hóa tộc người của Thành phố. Trong điều kiện sống đô thị, cùng với lưu giữ những giá trị truyền thống và tiếp biến văn hóa đã tạo nên sự thống nhất đa dạng trong văn hóa Chăm nói riêng và văn hóa Thành phố nói chung.</em></p> TRƯƠNG QUANG ĐẠT Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 62 71 TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Ở NÔNG THÔN TỈNH THÁI BÌNH VÀ TỈNH LÀO CAI http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/515 <p><em>Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi nói chung và tiếp cận dịch vụ y tế nói riêng. Dựa trên dữ liệu định lượng và định tính được khảo sát ở nông thôn tỉnh Thái Bình và tỉnh Lào Cai, bài viết phân tích việc tiếp cận dịch vụ y tế của người cao tuổi ở vùng nông thôn hai địa phương này và chỉ ra những khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế cần được tiếp tục quan tâm, tháo gỡ trong thời gian tới.</em></p> NGUYỄN THỊ NGA Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 13 22 VIỆC LÀM CÔNG BẰNG TRONG NỀN TẢNG XE ÔM CÔNG NGHỆ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/516 <p><em>Từ kết quả dữ liệu định lượng khảo sát bằng bảng hỏi 203 nam tài xế xe ôm công nghệ tại TPHCM tháng 1 - 3/2021</em><sup>(1)</sup> <em>và dữ liệu định tính phỏng vấn sâu 20 tài xế xe ôm công nghệ của các nền tảng Grab, Gojek và Baemin, do nhóm nghiên cứu thực hiện vào tháng 3 - 4/2024; căn cứ vào 5 tiêu chí việc làm công bằng (Fairwork)<sup>(2)</sup> gồm t</em><em>rả lương công bằng, điều kiện công bằng, hợp đồng công bằng, quản lý công bằng và đại diện công bằng, bài viết mô tả hiện trạng việc làm minh họa cho việc làm chưa đảm bảo công bằng; trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị chính sách về một số vấn đề cấp bách trong công cuộc thúc đẩy việc làm công bằng đối với nhóm lao động này, góp phần thực hiện mục tiêu chương trình </em><em>q</em><em>uốc gia về việc làm thỏa đáng giai đoạn 2022 </em><em>-</em><em> 2026 của Việt Nam</em><em>.</em></p> NGUYỄN THỊ MINH CHÂU Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 23 33 LỰC LƯỢNG Y TẾ CÁCH MẠNG Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954 - 1964) http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/520 <p><em>T</em><em>rong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Nam Bộ (1954 - 1964), lực lượng y tế cách mạng đã được giữ gìn, khôi phục và dần phát triển thành hai tổ chức riêng biệt: Quân y và Dân y. Ngành y tế cách mạng ở Nam Bộ từng bước được củng cố nhờ vào sự chi viện đội ngũ y tế từ hậu phương miền Bắc. Dựa trên nguồn tài liệu lưu trữ và tài liệu thứ cấp về lịch sử quân dân y trong kháng chiến chống Mỹ, bài viết làm rõ quá trình phát triển của lực lượng y tế cách mạng ở Nam Bộ giai đoạn 1954 - 1964, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển hệ thống y tế trong bối cảnh kháng chiến.</em></p> NGUYỄN THỊ KIM NƯƠNG Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 72 81 TỪ THỰC PHẨM ĐẾN THƯƠNG PHẨM TRONG ĐỜI SỐNG CƯ DÂN CỔ NAM BỘ QUA NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC THỰC VẬT - ĐỘNG VẬT http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/521 <p><em>Các nghiên cứu liên ngành gần đây cho thấy rằng khoảng 4.000 đến 3.000 năm trước, các cộng đồng cổ đại ở Nam Việt Nam đã thuần dưỡng lúa, kê và các loài động vật như lợn và chó. Vào những thế kỷ đầu của Công nguyên, bằng chứng khảo cổ học cho thấy gia vị đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Rất có thể một số loại gia vị nhập khẩu này cũng đóng vai trò là hàng hóa thương mại có giá trị trong mạng lưới thương mại hàng hải kết nối văn minh Đông - Tây. Những phát hiện này cho thấy rằng nông nghiệp đã hình thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng tiền sử ở Nam Bộ Việt Nam. Theo thời gian, nền tảng nông nghiệp này đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa, tiếp nhận các nguyên liệu, kỹ thuật và ý tưởng mới trước và sau Công nguyên. Trên nền tảng đó, hậu duệ của họ đã thành lập nên vương quốc Phù Nam hùng mạnh, phát triển thịnh vượng như một trung tâm thương mại hàng hải quan trọng ở Đông Nam Á.</em></p> NGUYỄN KHÁNH TRUNG KIÊN Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 82 95 SỰ ĐỊNH HÌNH BẢN DẠNG GIỚI TRONG MẠI DÂM ĐỒNG TÍNH NAM http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/522 <p><em>Theo WHO, bản dạng giới là cái mà cá nhân cảm nhận về giới của chính mình, các bản dạng này rất phức tạp do các trải nghiệm giới ở từng cá nhân được hình thành bởi đặc điểm giới mà cá nhân đã nội tâm hóa. Bài viết dựa trên dữ liệu định tính với 30 mẫu khảo sát tại TPHCM phân tích về bản dạng của nam bán dâm đồng giới, trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị</em> <em>nhằm thúc đẩy hoạch định chính sách phòng và chống mại dâm nói chung, và mại dâm đồng tính nói riêng.</em></p> PHÙ KHẢI HÙNG Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 96 103 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TỈNH ĐỒNG NAI - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/514 <p><em>Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua được các cấp ủy Đảng và hệ thống chính trị các cấp luôn quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Từ phân tích thực trạng, bài viết khuyến nghị giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ của tỉnh chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030 và những năm tiếp theo cấp ủy Đảng tỉnh Đồng Nai theo định hướng lựa chọn những cán bộ đầy đủ phẩm chất và năng lực để phục vụ tốt cho nhân dân và sự phát triển của tỉnh trong tương lai</em><em>.</em></p> LÂM QUỐC TUẤN PHẠM XUÂN THÀNH Bản quyền (c) 2024 2024-11-19 2024-11-19 e3 (318) 1 12