CÁC NGUỒN THƯƠNG PHẨM ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ NAM KỲ (THẾ KỶ XVIII - ĐẦU XX) TIẾP CẬN TỪ TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY

Các tác giả

  • NGUYỄN VĂN GIÁC

Từ khóa:

thương phẩm Nam Kỳ, Nam Đàng Trong,

Tóm tắt

Từ cuối thế kỷ XVII đến đầu XX, Nam Đàng Trong hay xứ Nam Kỳ là vùng đất hội tụ phong phú và đa dạng các nguồn sản vật. Với sự hình thành thương cảng trung tâm Sài Gòn, nhiều loại sản vật xứ này đã trở thành các thương phẩm chính trong hoạt động thương mại giữa các địa phương, khu vực và quốc tế. Có thể nhận diện các nguồn thương phẩm đó thông qua hàng xuất trên các thuyền buôn, ghi chép của thương nhân và giáo sĩ hay hồi ký của các nhà du hành. Với tính cách là đặc sản của một vùng đất, có thể kể ra đây một số thương phẩm chủ yếu, bao gồm: thóc gạo, gỗ rừng các loại, trầu cau, mía đường, vải lụa, cá khô nói chung và cả thịt cá sấu.

Đã Xuất bản

05-05-2025

Cách trích dẫn

NGUYỄN VĂN GIÁC. (2025). CÁC NGUỒN THƯƠNG PHẨM ĐẶC TRƯNG CỦA XỨ NAM KỲ (THẾ KỶ XVIII - ĐẦU XX) TIẾP CẬN TỪ TƯ LIỆU PHƯƠNG TÂY. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (6(226), 37–51. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/799

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC