KHUÔN ĐÚC TRANG SỨC TRONG VĂN HÓA ÓC EO Ở MIỀN TÂY NAM BỘ - ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA
Từ khóa:
khuôn đúc, trang sức, chì - thiếc, văn hóa Óc Eo, Nam BộTóm tắt
Khuôn đúc trang sức trong văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ được tìm thấy ở các di tích như Óc Eo - Ba Thê, Nhơn Thành, Gò Tháp, Nền Chùa, Cạnh Đền, được làm từ đá phiến, có dạng hình hộp chữ nhật với nhiều hình vật đúc, phổ biến là khuyên tai hình con đỉa. Sự xuất hiện của khuôn đúc cho thấy nghề thủ công chế tác trang sức bằng chì - thiếc có nguồn gốc bản địa, có thể vào khoảng thế kỷ 4 - 7 và kéo dài đến sau thế kỷ 7 Công nguyên.