NHỮNG KẾT QUẢ THÁM SÁT MỚI TỪ DI TÍCH ĐẤT ĐẮP DẠNG TRÒN TÂN HƯNG 3 (TỈNH BÌNH PHƯỚC)
Từ khóa:
di tích đất đắp dạng tròn, Tân Hưng 3, Bình Phước, thám sát, niên đạiTóm tắt
Di tích đất đắp dạng tròn Tân Hưng 3 được L. Malleret phát hiện và công bố năm 1959, sau đó được tái khảo sát vào các năm 2001, và 2012 - 2013. Năm 2021, để nghiên cứu tính chất di tích và di vật của Tân Hưng 3 (Bình Phước), Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp cùng Bảo tàng Bình Phước khai quật 8 hố nhỏ. Kết quả cho thấy, đặc điểm di tích và di vật ở Tân Hưng 3 có sự tương đồng và có mối quan hệ với các di tích đất đắp dạng tròn khác ở Bình Phước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cụm gốm khả năng là mộ táng và di vật trang sức bằng mã não ở di tích Tân Hưng 3 là những điểm mới so với các di tích khác, mang lại nhiều thông tin về loại hình di tích này ở Nam Đông Dương. Niên đại tuyệt đối của Tân Hưng 3 được xác định bằng phương pháp phân tích AMS cho kết quả khoảng 3.200 năm cách ngày nay.