KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO Ở SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ 1954 ĐẾN NAY)

Các tác giả

  • ĐINH THIỆN PHƯƠNG

Từ khóa:

cộng đồng Công giáo, nhà thờ, kiến trúc, không gian đô thị, Sài Gòn - TPHCM

Tóm tắt

Sài Gòn - TPHCM là đô thị đa sắc thái văn hóa, nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo. Sau cuộc di cư lớn năm 1954, đây là nơi đông giáo dân Công giáo thứ 2 cả nước. Kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Sài Gòn - TPHCM từ năm 1954 đến nay có nhiều điểm đặc biệt. Trước hết, kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Sài Gòn - TPHCM chịu sự ảnh hưởng của không gian đô thị về mặt kết cấu bên trong. Kế đến, kiến trúc nhà thờ lại chịu ảnh hưởng của tâm thức văn hóa trong từng cộng đồng giáo dân về mặt trang trí bên ngoài.

Bài viết dựa vào lý thuyết sinh thái nhân văn để chứng minh khả năng thích ứng với môi trường đô thị và dựa vào lý thuyết tiếp biến văn hóa để giải thích về những khác biệt trong quan điểm thẩm mỹ trang trí bên ngoài. Qua đó, bài viết mong muốn góp thêm tư liệu tham khảo cho chính quyền thành phố trong những quy hoạch tương lai.

Đã Xuất bản

18-10-2024

Cách trích dẫn

ĐINH THIỆN PHƯƠNG. (2024). KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO Ở SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ 1954 ĐẾN NAY). Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (3(259), 63–75. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/424

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC