NHỮNG MẢNH GHÉP PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC

Các tác giả

  • ĐẶNG NGỌC KÍNH

Từ khóa:

Đồng bằng sông Cửu Long, nghệ thuật Phật giáo, khảo cổ học

Tóm tắt

Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy Phật giáo đã xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long từ trước thế kỷ thứ V. Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thế kỷ I-VI ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy nhiều yếu tố ngoại nhập, với nhiều đồ tạo tác mang phong cách Gandhara và Mathura hay Bắc Ngụy. Bên cạnh đó, một số tượng gỗ được chế tác ở Đồng Tháp Mười, với kiểu dáng mảnh mai, mang dấu ấn nghệ thuật Sarnath. Sang thời kỳ tiếp theo vào các thế kỷ VII-IX, kết quả nghiên cứu khảo cổ học gần đây cung cấp những hiểu biết quan trọng về Phật giáo trên vùng đất này. Nhiều biểu tượng của chư Phật và Bồ tát của Kim Cương Thừa như A Di Đà, Quán Âm và Trì Minh Vương được tôn thờ. Các bức tượng thời kỳ này cũng cho thấy rõ nét các phong cách bản địa ảnh hưởng từ các quốc gia Đông Nam Á, như nhóm tượng Bồ tát, tượng Phật đứng ảnh hưởng từ Mon-Dvaravati hoặc tượng Phật ngồi bán kiết già và ngồi kiểu đại sư ảnh hưởng từ Java.

Đã Xuất bản

06-11-2023

Cách trích dẫn

ĐẶNG NGỌC KÍNH. (2023). NHỮNG MẢNH GHÉP PHẬT GIÁO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG MƯỜI THẾ KỶ ĐẦU CÔNG NGUYÊN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (9 (277), 77–86. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/282

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC