TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC TỰ THUẬT PHẬT GIÁO THUỘC VĂN HÓA ÓC EO TẠI BẢO TÀNG AN GIANG

Các tác giả

  • NGUYỄN THỊ TÚ ANH

Từ khóa:

văn hóa Óc Eo, trụ ốp tường Lạc Quới, điêu khắc tự thuật, giao lưu văn hóa

Tóm tắt

Chứng cứ tìm thấy ở các di tích khảo cổ học thuộc văn hóa Óc Eo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã minh chứng cho sự tồn tại của cảng thị Phù Nam sầm uất vào những thế kỷ đầu Công nguyên. Cảng thị Phù Nam đã tạo điều kiện cho nền kinh tế và văn hóa trong vùng phát triển vượt bậc, nhờ thu hút được giới thương nhân quốc tế tìm đến buôn bán và lập nghiệp. Bài viết thông qua giải mã nội dung, ý nghĩa tiếu tượng học thể hiện trên tác phẩm điêu khắc tự thuật Phật giáo của trụ ốp tường Lạc Quới thuộc văn hóa Óc Eo trưng bày tại Bảo tàng An Giang tìm hiểu, so sánh với nền nghệ thuật khác trong vùng để nhận định niên đại của nó cũng như chỉ ra sự giao lưu văn hóa liên vùng trong khảo cổ học Óc Eo. Đồng thời góp phần tìm hiểu thêm quá trình ảnh hưởng và tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long đối với các quốc gia ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á trong thiên niên kỷ thứ I Công nguyên.

Đã Xuất bản

09-11-2023

Cách trích dẫn

NGUYỄN THỊ TÚ ANH. (2023). TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC TỰ THUẬT PHẬT GIÁO THUỘC VĂN HÓA ÓC EO TẠI BẢO TÀNG AN GIANG. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (3 (271), 43–52. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/262

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC