NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG XÃ HỘI: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN LOẠI THỰC NGHIỆM QUỐC TẾ

Các tác giả

  • BÙI THẾ CƯỜNG

Từ khóa:

nghiên cứu phân tầng xã hội, John H. Goldthorpe, David B. Grusky, Karl Marx, Max Weber, Erik Olin Wright

Tóm tắt

Từ lâu, cộng đồng xã hội học quốc tế đồng thuận rằng lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx và Max Weber là hai nền tảng cổ điển cho nghiên cứu xã hội học về phân tầng xã hội. Dựa trên hai nền tảng ấy, các nhà xã hội học khái niệm hóa và thao tác hóa thành những khung phân loại phân tầng xã hội để có thể làm thực nghiệm, trong đó nổi bật là nỗ lực nhiều năm của Erik Olin Wright và John Harry Goldthorpe. Bốn mươi năm qua, nhiều học giả tiếp tục vận dụng hai khung phân loại của Wright và Goldthorpe theo những cách khác nhau để khảo sát thực nghiệm cơ cấu phân tầng các xã hội cụ thể. Từ cuối thập niên 1990 đến nay, David Bryan Grusky liên tục cập nhật cảnh quan nghiên cứu phân tầng xã hội quốc tế và đề xuất mô hình phân tích tám tài nguyên phân tầng xã hội.

Tải xuống

Đã Xuất bản

11-11-2023

Cách trích dẫn

BÙI THẾ CƯỜNG. (2023). NGHIÊN CỨU PHÂN TẦNG XÃ HỘI: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN LOẠI THỰC NGHIỆM QUỐC TẾ. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (7 (275), 1–16. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/271

Số

Chuyên mục

TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC