DI TÍCH KIẾN TRÚC BANG KENG (KRÔNGPA - GIA LAI) TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHAMPA Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

Các tác giả

  • NGUYỄN QUỐC MẠNH Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ

Từ khóa:

Bang Keng, di tích kiến trúc, đền thờ, Bà La Môn giáo, ngói âm - dương, ngói mặt hề, Champa, Champa núi, tôn giáo Ấn Độ

Tóm tắt

Di tích Bang Keng nằm trên một gò thấp bên bờ sông Krông H’Năng (huyện KrôngPa, tỉnh Gia Lai). Cuộc khai quật năm 2009 đã làm xuất lộ nền móng một phế tích kiến trúc xây bằng gạch có hai giai đoạn xây dựng sớm (thế kỷ IV - VII) - muộn (thế kỷ VII - VIII). Đặc điểm loại hình di tích và di vật (ngói lợp, đầu ngói ống, đồ gốm) phát hiện ở Bang Keng có nhiều nét tương đồng với các di tích kiến trúc văn hóa Champa như Trà Kiệu (Quảng Nam), Thành Cha (Bình Định), thành Hồ (Phú Yên), cũng như các di tích kiến trúc tôn giáo ở Tây Nguyên như Yang Mum, Đắc Pơ (Gia Lai), Yang Prong (Đắk Lắk) đến Proh I, Proh II hay quần thể kiến trúc Cát Tiên (Lâm Đồng. Các di tích này có khung niên đại từ thế kỷ VII - VIII kéo dài đến thế kỷ XVI - XVII.

Đã Xuất bản

28-11-2022

Cách trích dẫn

NGUYỄN QUỐC, M. (2022). DI TÍCH KIẾN TRÚC BANG KENG (KRÔNGPA - GIA LAI) TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA CHAMPA Ở MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 9. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/83

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC