NHỮNG ÁNG VĂN THƠ GIAO HẢO GIỮA VĂN NHÂN NHÀ ĐƯỜNG VÀ XỨ NAM

Các tác giả

  • NGUYỄN PHƯỚC TÂM

Từ khóa:

văn thơ, văn nhân, giao hảo, nhà Đường, An Nam

Tóm tắt

Việt Nam là nước láng giềng phía nam có sông núi liền một dải với Trung Quốc. Việt Nam dưới thời đô hộ của nhà Tùy (Trung Quốc - năm 605) được gọi là Giao Chỉ quận. Năm Vũ Đức thứ 5 (năm 622) nhà Đường (Trung Quốc) đổi thành Giao Châu tổng quân phủ. Đến Nguyên niên Điều Lộ (679) nhà Đường lại đổi thành An Nam đô hộ phủ. Mặc dù mối quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này là nước đô hộ và nước bị đô hộ, nhưng đấy cũng là một trong những thời kỳ các văn nhân hai nước Việt Nam - Trung Quốc có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Bằng phương pháp nghiên cứu văn học sử, liệt kê và phân tích một số tác phẩm văn thơ tiêu biểu của giới văn nhân, bài viết chỉ ra những giá trị nhân văn từng có trong giao lưu văn hóa của một thời, đồng thời, qua đó còn cho ta biết thêm phong cảnh khí hậu, phong tục tập quán của xứ Nam, mối thâm giao giữa nhân dân hai nước, cũng như ý thức dân tộc của người Việt lúc bấy giờ.

Đã Xuất bản

05-05-2025

Cách trích dẫn

NGUYỄN PHƯỚC TÂM. (2025). NHỮNG ÁNG VĂN THƠ GIAO HẢO GIỮA VĂN NHÂN NHÀ ĐƯỜNG VÀ XỨ NAM. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (5(225), 23–37. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/791

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC