NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO MỚI Ở VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Từ khóa:
Tôn giáo mới, Việt Nam và Đông Á; tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa; cấu hình tam giáo dung hợpTóm tắt
Tôn giáo mới là một hiện tượng đang tồn tại trong đời sống tôn giáo đương đại, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều lĩnh vực của xã hội và là một trong những vấn đề trọng tâm của tôn giáo học hiện đại. Có rất nhiều các định nghĩa về các tôn giáo mới, và các tôn giáo mới cũng đa dạng, phức tạp đến mức không thể phân loại, đặc biệt là tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa. Trong hội thảo quốc tế về tôn giáo mới ở Hàn Quốc năm 2016, các học giả, nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia cũng đặt ra những vấn đề lý luận, phân loại, đặc điểm và khung lý thuyết cho việc nghiên cứu tôn giáo mới ở các quốc gia Đông Á. Cùng với xu hướng này, bài viết nhằm khảo sát các định nghĩa, phân loại và làm rõ đặc điểm chung của tôn giáo mới có nguồn gốc bản địa ở Việt Nam và các quốc gia các quốc gia Đông Á.
