TÍNH ĐẶC THÙ LỊCH SỬ CỦA CÁC LÀN SÓNG DI DÂN Ở HAI XÃ NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG

Các tác giả

  • TRẦN KHÁNH HƯNG

Từ khóa:

di dân, lịch sử cộng đồng, tương đối luận văn hóa, nông thôn Tiền Giang

Tóm tắt

Ở Việt Nam, phương pháp khảo sát lịch sử cộng đồng dường như ít khi được vận dụng để nghiên cứu di dân. Cách tiếp cận chủ đạo là điều tra định lượng, trong khi phương pháp này thường bị phê phán là không cung cấp bối cảnh lịch sử cụ thể của các cộng đồng được khảo sát. Thông qua trường hợp hai xã nông thôn ở tỉnh Tiền Giang, bài viết trình bày quy trình vận dụng phương pháp này để khảo sát động thái dân cư của hai cộng đồng dựa trên các chỉ dẫn rút ra từ lý thuyết tương đối văn hóa. Bài viết đưa ra nhận xét rằng: 1/ Các làn sóng di dân của các cộng đồng sẽ khác nhau vào những thời điểm lịch sử khác nhau; và trong cùng giai đoạn lịch sử, mỗi cộng đồng lại có các động thái dân cư khác biệt. 2/ Những khác biệt này bị chi phối bởi tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương. 3/ Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp lại chịu sự chi phối bởi điều kiện tự nhiên và việc người nông dân vận dụng mạng lưới xã hội để học cách thức nuôi trồng mới.

Đã Xuất bản

10-04-2025

Cách trích dẫn

TRẦN KHÁNH HƯNG. (2025). TÍNH ĐẶC THÙ LỊCH SỬ CỦA CÁC LÀN SÓNG DI DÂN Ở HAI XÃ NÔNG THÔN TỈNH TIỀN GIANG. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (1(233), 27–47. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/743

Số

Chuyên mục

KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC