CHỮ NÔM GHI ÂM NAM BỘ TRONG TƯƠNG QUAN VỚI NGỮ ÂM VÙNG MIỀN - TRƯỜNG HỢP VĂN BẢN NÔM KIM CỔ KỲ QUAN CỦA NGUYỄN VĂN THỚI
Từ khóa:
chữ Nôm, chữ Nôm Nam Bộ, Kim cổ kỳ quan, Nguyễn Văn ThớiTóm tắt
Chữ Nôm là hệ thống chữ viết ghi âm tiếng Việt, được sử dụng rộng khắp từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX; tuy nhiên, chữ Nôm chưa từng được Nhà nước điển chế hóa. Do vậy, trong quá trình phát triển, chữ Nôm để lại nhiều cách viết, nhìn chung là thường mang màu sắc địa phương, phản ánh đặc điểm ngữ âm vùng miền. Chữ Nôm Nam Bộ rất tiêu biểu ở đặc điểm này. Bài viết này nhằm đưa ra một hướng lý giải mới ở một số phương diện chữ Nôm phản ánh ngữ âm địa phương (ngữ âm Nam Bộ), trên cơ sở khảo sát văn bản Nôm Kim cổ kỳ quan của Nguyễn Văn Thới.
