GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI HOA TẠI SÀI GÒN - CHỢ LỚN GIAI ĐOẠN 1900 - 1954

Các tác giả

  • PHẠM NGỌC HƯỜNG

Từ khóa:

Sài Gòn - Chợ Lớn, người Hoa, chính sách, giáo dục, trường học

Tóm tắt

Bài viết tìm hiểu một số hoạt động giáo dục của người Hoa tại Sài Gòn giai đoạn 1900 - 1954, bao gồm: chính sách của chính quyền thuộc địa Pháp đối với hoạt động giáo dục của người Hoa; chế độ học tập, sách giáo khoa và các giai đoạn phát triển của trường học người Hoa. Hoạt động giáo dục của người Hoa đã được sự ủng hộ và hỗ trợ rất lớn của cộng đồng người Hoa, đặc biệt là giới thương gia. Bên cạnh đó các trường học của người Hoa còn được chính quyền thuộc địa Pháp tạo điều kiện và được chính quyền Trung Quốc (Trung Hoa Dân quốc ở Trung Quốc trước 1949 và ở Đài Loan sau năm 1949) hỗ trợ về chương trình và sách giáo khoa. Nghiên cứu về giáo dục của người Hoa giai đoạn này nhằm tìm hiểu một phương thức bảo tồn và phát triển văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ giai đoạn 1900 - 1954.

Đã Xuất bản

31-03-2025

Cách trích dẫn

PHẠM NGỌC HƯỜNG. (2025). GIÁO DỤC CỦA NGƯỜI HOA TẠI SÀI GÒN - CHỢ LỚN GIAI ĐOẠN 1900 - 1954. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (9(241), 60–69. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/673

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC