DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC THỜI TIỀN SỬ MUỘN Ở LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ - ĐẶC TRƯNG, NIÊN ĐẠI VÀ QUAN HỆ VĂN HÓA
Từ khóa:
Vàm Cỏ, tiền sử muộn, đô thị sơ khai, văn hóa Óc EoTóm tắt
Lưu vực sông Vàm Cỏ nằm trên không gian chuyển tiếp giữa miền Đông và Tây Nam Bộ. Nơi đây có một hệ thống các di chỉ thời tiền sử qua các giai đoạn: hậu kỳ Đá mới - sơ kỳ đồng đến thời đại sắt phát triển (4.000 - 2.000 BP) và tiếp tục kéo dài sang đầu Công nguyên. Kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã dần xác lập được các giai đoạn phát triển trong thời tiền sử muộn ở lưu vực sông Vàm Cỏ, từ thềm đất cao phù sa cổ xuống chiếm lĩnh và phát triển trên miền đồng bằng thấp phù sa mới. Mỗi giai đoạn có những đặc trưng văn hóa nổi bật phản ánh diện mạo môi trường tự nhiên và đời sống xã hội của cư dân cổ. Các di tích khảo cổ học thời tiền sử muộn ở lưu vực sông Vàm Cỏ có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển chuyển tiếp sang thời sơ sử ở miền Tây Nam Bộ và đánh dấu sự kết thúc của thời tiền sử, đóng góp tích cực vào quá trình hình thành văn hóa đô thị sớm ở Nam Bộ vào đầu Công nguyên.