TRƯƠNG VĨNH KÝ – “THẦY NHO” CỦA NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX

Các tác giả

  • LƯU HỒNG SƠN

Từ khóa:

Trương Vĩnh Ký, Nho học, Nam Bộ

Tóm tắt

Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898) là một trí thức tiêu biểu ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. Ông kiêm nhiều việc: thông ngôn, giảng dạy, làm báo, biên khảo và ở lĩnh vực nào cũng đạt được thành tựu đáng ghi nhận. Riêng với việc giảng dạy, Trương Vĩnh Ký chủ trương theo lối giáo dục mới kết hợp giữa phương pháp truyền thống và phương pháp Tây phương hiện đại, chú trọng đến việc việc gìn giữ và phát huy các giá trị luân lý đạo đức Đông phương. Một trong những cách thức để Trương Vĩnh Ký thực hiện chủ trương giáo dục này là nỗ lực truyền dạy chữ Nho, bởi ông xem đó là một phương tiện quan trọng để con người phát triển theo thời đại mới nhưng vẫn không bị chia cắt khỏi các giá trị truyền thống. Tinh thần và phương pháp giáo dục của ông được nhiều trí thức ủng hộ và kế thừa.

Đã Xuất bản

18-10-2024

Cách trích dẫn

LƯU HỒNG SƠN. (2024). TRƯƠNG VĨNH KÝ – “THẦY NHO” CỦA NAM KỲ CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (6(262), 52–66. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/437

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC