HÌNH ẢNH CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC PHÁP THẾ KỶ XVII-XVIII: MỘT TIẾP CẬN TỪ VẤN ĐỀ THỂ XÁC
Từ khóa:
triết học Pháp thế kỷ XVII-XVIII, hình ảnh con người, thể xác - linh hồn, con người - cỗ máy, René DescartesTóm tắt
Vấn đề con người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử triết học từ cổ đại đến hiện đại. Tuy nhiên, ở mỗi thời kỳ khác nhau, hình ảnh con người lại được xem xét theo những cách thức khác nhau, qua đó tạo nên nét đặc trưng mang tính thời đại. Từ lôgic vận động ấy, hình ảnh con người trong triết học Pháp thế kỷ XVII-XVIII được thể hiện một cách đặc trưng qua vấn đề thể xác. Chịu sự chi phối của đặc điểm khoa học tự nhiên thời kỳ này, các nhà triết học Pháp không chỉ ca ngợi vẻ đẹp thể xác của con người, mà còn nỗ lực giải phẫu cấu trúc cơ thể người, qua đó đề ra những biện pháp nhằm phát triển thể xác. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, so sánh... để tập trung phân tích quan niệm của các nhà triết học Pháp tiêu biểu thế kỷ XVII-XVIII (René Descartes, Pierre Gassendi, Denis Diderot, La Mettrie) về vấn đề thể xác, qua đó làm sáng tỏ hình ảnh con người trong triết học Pháp thời kỳ này – một giai đoạn bản lề trong sự chuyển tiếp của lịch sử triết học phương Tây từ cổ điển sang hiện đại.