DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO KẾT HỢP KINH TẾ TUẦN HOÀN THEO ĐỊNH HƯỚNG LÀNG THÔNG MINH: MÔ HÌNH MỚI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Các tác giả

  • NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN
  • DƯƠNG TRƯỜNG PHÚC

Từ khóa:

nông nghiệp công nghệ cao, làng thông minh, du lịch nông nghiệp, Bình Dương, kinh tế tuần hoàn

Tóm tắt

Nông nghiệp công nghệ cao được nhìn nhận là giải pháp cho việc thiếu hụt nguồn lực sản xuất (nhân lực, đất đai); đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng sản xuất nông nghiệp. Bình Dương vốn là tỉnh công nghiệp nên phát triển nông nghiệp công nghệ cao được xem là giải pháp giúp địa phương phát triển hài hòa các ngành kinh tế theo định hướng phát triển xanh và bền vững. Kết quả điển cứu tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương cho thấy, sự hiệp trợ giữa nông nghiệp và du lịch trong mô hình du lịch nông nghiệp công nghệ cao có thể tạo cho địa phương nền tảng nông nghiệp với các giá trị đặc sắc và du lịch trở thành phương tiện để lan tỏa, tăng cường các giá trị đó. Thêm vào đó, định hướng phát triển làng thông minh/nông thôn mới thông minh mang đến triển vọng về hiệu quả của mô hình trong việc thực hiện mục tiêu của phát triển kinh tế xanh; góp phần định vị thương hiệu địa phương của tỉnh Bình Dương.

Đã Xuất bản

29-02-2024

Cách trích dẫn

NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN, & DƯƠNG TRƯỜNG PHÚC. (2024). DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO KẾT HỢP KINH TẾ TUẦN HOÀN THEO ĐỊNH HƯỚNG LÀNG THÔNG MINH: MÔ HÌNH MỚI VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (2 (308), 31–43. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/361

Số

Chuyên mục

KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC - GIÁO DỤC HỌC