VỐN XÃ HỘI VÀ VIỆC LÀM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN

Các tác giả

  • LÊ THỊ ĐAN DUNG

Từ khóa:

vốn xã hội, vốn xã hội đồng tộc, việc làm, Nghệ An

Tóm tắt

Dựa trên số liệu khảo sát định lượng và định tính với người dân ở miền Tây Nghệ An, bài viết phân tích vai trò của vốn xã hội với việc làm của người dân ở đây trên hai khía cạnh chính là tìm việc làm và hỗ trợ trong việc sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng quá trình chuyển đổi, mở rộng việc làm, sản xuất kinh doanh diễn ra dựa trên vốn xã hội của những người nông dân với nhau cụ thể là mạng lưới xã hội, quan hệ có đi có lại và lòng tin. Những sự trợ giúp trực tiếp này chủ yếu đến từ vốn xã hội co cụm vào trong (vốn xã hội trong nhóm/mạng lưới họ hàng, láng giềng, bạn bè) mà ít hoặc thậm chí không có sự hiện diện của vốn xã hội vươn ra ngoài. Trong khi đó, ở khía cạnh tìm việc làm thì vai trò của vốn xã hội vươn ra ngoài, bao gồm cả vốn xã hội trực tuyến là khá rõ nét. Đặc biệt, vốn xã hội đồng tộc đóng vai trò quan trọng và chi phối hoạt động hỗ trợ người dân trong việc làm và trong việc sản xuất kinh doanh.

Đã Xuất bản

21-11-2023

Cách trích dẫn

LÊ THỊ ĐAN DUNG. (2023). VỐN XÃ HỘI VÀ VIỆC LÀM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP Ở MIỀN TÂY NGHỆ AN. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (10 (302), 61–74. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/321

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC