TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở TÂY NGUYÊN – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA

Các tác giả

  • TRẦN VĂN DŨNG
  • ĐẶNG MINH TÂM

Từ khóa:

địa danh, Tây Nguyên, cách thể hiện khác nhau, nguồn gốc địa danh

Tóm tắt

Địa danh là tên riêng đối tượng địa lý. Nhờ địa danh chúng ta hiểu biết về sự giao tiếp, bảo lưu ngôn ngữ; về quá trình lịch sử, văn hóa... của một địa bàn, một dân tộc. Với một địa bàn đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và một tiến trình lịch sử đặc trưng đã hình thành nên ở Tây Nguyên những lớp địa danh nhiều sắc màu văn hóa. Điều đó cũng đồng thời tạo ra không ít khó khăn cho các hoạt động giao tiếp. Vì vậy, tìm hiểu địa danh trên địa bàn từ cách tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa là một yêu cầu tất yếu. Trên cơ sở khái quát về địa danh học, địa danh Tây Nguyên và khảo cứu một số trường hợp địa danh ở Tây Nguyên còn có những cách hiểu và cách thể hiện khác nhau, bài viết đưa ra những kiến nghị về việc định danh, sửa đổi và sử dụng địa danh ở vùng đất này.

Đã Xuất bản

02-11-2023

Cách trích dẫn

TRẦN VĂN DŨNG, & ĐẶNG MINH TÂM. (2023). TRAO ĐỔI VỀ CÁCH ĐỌC VÀ VIẾT MỘT SỐ ĐỊA DANH Ở TÂY NGUYÊN – TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ - VĂN HÓA. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (4 (272), 58–70. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/270

Số

Chuyên mục

TRAO ĐỔI NGHIÊN CỨU