TRI THỨC TỘC NGƯỜI TRONG KHAI THÁC TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Các tác giả

  • LÊ THỊ MỸ HÀ

Từ khóa:

tri thức tộc người, khai thác động vật, khai thác thực vật, đánh bắt cá, Đồng bằng sông Cửu Long

Tóm tắt

Người Việt có mặt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ khá sớm và cùng với các tộc người khác khai phát, xây dựng nơi đây thành một vùng trù phú. Trong quá trình đó, bên cạnh việc sản xuất, cư dân Việt còn khai thác các sản vật sẵn có trong tự nhiên của khu vực này bằng những tri thức truyền thống được tích lũy qua nhiều đời. Bằng nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát thực tế và các tài liệu thứ cấp, bài viết trình bày một cách cụ thể việc vận dụng hệ tri thức tộc người trong khai thác tự nhiên của người Việt qua các hoạt động khai thác động vật trên cạn, loài lưỡng cư; khai thác thực vật và đánh bắt cá ở sông, rạch, ao, đìa... tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước đây và hiện nay, và xem đây như là yếu tố đặc trưng trong hoạt động sinh kế của tộc người này nói riêng và các tộc người khác nói chung ở khu vực này.

Đã Xuất bản

07-11-2023

Cách trích dẫn

LÊ THỊ MỸ HÀ. (2023). TRI THỨC TỘC NGƯỜI TRONG KHAI THÁC TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (2 (270), 62–74. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/258

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC