ĐẢNG BỘ SÀI GÒN - CHỢ LỚN - GIA ĐỊNH VỚI NỀN GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1948)

Các tác giả

  • Lê Tùng Lâm

Từ khóa:

Cách mạng tháng Tám, giặc dốt, giáo dục kháng chiến, Sài Gòn

Tóm tắt

“Giặc dốt” là một trong các loại giặc làm suy yếu dân tộc, nguy hại đến sự tồn vong của quốc gia. Vì thế, giáo dục luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm hàng đầu nhằm diệt “giặc dốt”. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, dù đất nước còn đang trong tình thế “ngàn cân treo sợ tóc” nhưng giáo dục vẫn được ưu tiên hàng đầu. Đảng và Chính phủ đã thực hiện nền giáo dục mới, phát động phong trào Bình dân học vụ và xây dựng nền giáo dục kháng chiến. Tại Sài Gòn, Pháp đã tái xâm lược Việt Nam (ngày 23/9/1945), Đảng và nhân dân Nam Bộ phải đứng lên tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Thế nhưng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn Gia Định, nền giáo dục kháng chiến vẫn được duy trì, và đạt nhiều kết quả quan trọng như: thống nhất về đường lối giáo dục với cả nước; vận động và phát huy vai trò của trí thức Sài Gòn với sự nghiệp giáo dục Nam Bộ; công tác Bình dân học vụ thực hiện thắng lợi đầu tiên trong cả nước… Những kết quả quan trọng này vừa chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời của Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định, vừa góp phần đánh bại âm mưu về giáo dục của thực dân Pháp, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đã Xuất bản

09-10-2023

Cách trích dẫn

Lê Tùng Lâm. (2023). ĐẢNG BỘ SÀI GÒN - CHỢ LỚN - GIA ĐỊNH VỚI NỀN GIÁO DỤC KHÁNG CHIẾN (1945 - 1948). Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (6 (286), 46–55. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/147

Số

Chuyên mục

SỬ HỌC - KHẢO CỔ HỌC - DÂN TỘC HỌC