TRUYỆN KỂ DÂN GIAN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – NGUỒN NGỮ LIỆU VĂN HÓA PHỨC HỢP CHO MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
Từ khóa:
truyện kể dân gian, giá trị văn hóa, văn hóa địa phương, tích hợp văn hóa, giáo dục địa phươngTóm tắt
Giáo dục địa phương là một môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, nhằm trang bị cho học sinh những tri thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, nghệ thuật… của địa phương nhằm bồi dưỡng tình yêu quê hương, năng lực và phẩm chất toàn diện của người công dân trong bối cảnh xã hội mới. Trong chương trình Giáo dục địa phương ở bậc giáo dục phổ thông, chủ đề “Truyện kể dân gian địa phương” được thiết kế xuyên suốt các cấp học, nhằm mở rộng và nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh; đồng thời cũng là một phương tiện giáo dục văn hóa địa phương đặc sắc. Từ thực tiễn này, trên cơ sở nghiên cứu và phân tích truyện kể dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hệ đề tài và chủ đề, chúng tôi làm rõ giá trị văn hóa bản địa của hệ thống truyện kể dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất sử dụng chúng như một nguồn tư liệu dạy môn Giáo dục địa phương theo hướng tích hợp văn hóa cho các tỉnh thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.