BIỂU TƯỢNG SÓI TRONG TIỂU THUYẾT TÔ TEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC

Các tác giả

  • PHẠM TUẤN ANH
  • NGUYỄN THỤY THÙY DƯƠNG

Từ khóa:

biểu tượng, vô thức tập thể, Tô tem sói, Khương Nhung

Tóm tắt

Tô tem sói là tác phẩm nổi bật của Khương Nhung - nhà văn đương đại Trung Quốc. Tác phẩm này gợi mở nhiều vấn đề cho nghiên cứu, học thuật, có tính đối thoại về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Nghiên cứu kiến giải tính đa nghĩa và một số phương thức tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho biểu tượng sói trong tiểu thuyết Tô tem sói của Khương Nhung. Soi chiếu biểu tượng từ góc nhìn phân tâm học, người viết chỉ rõ tính tô tem của sói - huyền thoại vật tổ của dân tộc Mông Cổ, tính đối thoại về văn hóa - lịch sử giữa văn minh nông canh và văn minh du mục; đồng thời chỉ rõ thành công của Khương Nhung trong việc sử dụng các thủ pháp so sánh, nhân hóa và liên văn bản nhằm tăng hiệu ứng thẩm mỹ cho biểu tượng sói.

Đã Xuất bản

06-10-2023

Cách trích dẫn

PHẠM TUẤN ANH, & NGUYỄN THỤY THÙY DƯƠNG. (2023). BIỂU TƯỢNG SÓI TRONG TIỂU THUYẾT TÔ TEM SÓI CỦA KHƯƠNG NHUNG TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC. Tạp Chí Khoa học Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, (3 (295), 49–58. Truy vấn từ http://tapchikhxhhcm.org.vn/index.php/tapchikhxh/article/view/108

Số

Chuyên mục

VĂN HÓA - VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC